Chuyển đến nội dung chính

Đánh giá máy scan văn phòng Plustek (cuối)

Chất lượng và tốc độ quét:
Các model máy quét SmartOffice thử nghiệm của Plustek đều hỗ trợ độ phân giải quang học tối đa lên đến 600 dpi. Về chất lượng hình ảnh, các máy quét Plustek SmartOffice cùng thử nghiệm nhìn chung đều rất tốt và khá so kè nhau. Cả 3 model máy quét hỗ trợ quét tài liệu ở các chế độ đơn sắc (Black & White), thang độ xám (Grayscale) và chế độ màu (Color).
Ảnh màu quét từ máy PS4080U cũng như hai máy còn lại thể hiện đầy đủ các chi tiết trên bản gốc  tuy có hơi sậm màu hơn.
Ở độ phân giải chuẩn 200 dpi, tài liệu đơn sắc cho chất lượng chữ tương đối rõ, dễ đọc nhưng vẫn còn hiện tượng viền chữ bị "bể" và xuất hiện nhiều chấm dơ li ti trên nền giấy. Đây cũng là đặc điểm thường thấy ở hầu hết các mẫu máy khác khi quét ở độ phân giải thấp. Tuy nhiên, khi nâng độ phân giải lên mức cao nhất 600 dpi thì hiện tượng này hầu như được khắc phục hoàn toàn, văn bản trông rõ đẹp và chuyên nghiệp. Ảnh đồ họa quét ở độ phân giải cao nhất 600 dpi cho chất lượng hoàn toàn không có chỗ chê, gần như tương đương với bản gốc, các chi tiết sắc sảo và không bị vỡ hạt. Tuy vậy, Test Lab nhận thấy màu sắc của bản quét từ cả 3 máy quét Plustek SmartOffice có phần sậm màu hơn so với bản gốc.
Văn bản quét bằng máy PS456U ở chế độ đen trắng với độ phân giải cao nhất 600 dpi cho chất lượng rõ đẹp, chuyên nghiệp.
Ngoài ra, máy còn hỗ trợ tính năng nâng cao chất lượng hình ảnh để giảm thiểu việc phải quét lại, tối thiểu hóa kích thước tập tin và tăng độ chính xác việc nhận diện ký tự OCR (optical character recognition). Dòng máy quét này cũng có tính năng cân chỉnh, loại bỏ đường viền một cách tự động.
Thử nghiệm quét thẻ ATM đôi khi xuất hiện tình trạng bị kẹt nhất là đối với loại thẻ in chữ nổi.
Trong các phép đo thử nghiệm về tốc độ tại Test Lab, mẫu máy quét Plustek SmartOffice PS456U tỏ ra vượt trội hơn hai máy còn lại. Theo nhà sản xuất, model PS456U có công suất cao gấp đôi so với công suất của hai máy còn lại, lên đến 8.000 trang/ngày và đủ khả năng đáp ứng cho những văn phòng bận rộn, thư viện hay các quầy khách hàng cần số hóa tài liệu như biểu mẫu, hóa đơn vào máy tính một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. PS456U chỉ cần chưa đến 4 giây để quét một trang văn bản đơn sắc với độ phân giải chuẩn 200 dpi, một tốc độ nhanh nhất trong số các máy quét từng thử nghiệm tại Test Lab từ trước đến nay. Nổi bật nhất là thời gian quét tài liệu một mặt và hai mặt của cả 3 mẫu máy thử nghiệm đều bằng nhau do sử dụng hai nguồn sáng quét đồng thời, có thể quét cùng lúc cả hai mặt giấy khi tài liệu chạy qua. Thời gian quét ảnh màu từ các máy quét ở độ phân giải cao nhất 600 dpi cũng khá nhanh.
Kết quả thử nghiệm tốc độ quét của 3 máy quét Plustek.
Trong quá trình thử nghiệm, Test Lab nhận thấy cả 3 máy hoạt động rất êm. Tính năng quét và nhận dạng ký tự quang học OCR nhìn chung hoạt động suôn sẻ, có vẻ hữu hiệu ngay cả khi sao chép các trang có văn bản và đồ họa phức tạp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY HƯ HẠI TÀI LIỆU

Ngoài việc lưu trữ tài liệu bằng cách số hóa tài liệu lưu trong các bộ nhớ, thì việc lưu trữ bản gốc bằng giấy cũng rất quan trọng. Trong kho lưu trữ hiện nay, tài liệu lưu trữ có nhiều dạng: tài liệu giấy, tài liệu ảnh, tài liệu phim, tài liệu ghi âm… Tài liệu giấy chiếm khối lượng chủ yếu trong các lưu trữ cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đó là loại hình tài liệu truyền thống thường gặp trong các kho lưu trữ. a) Giấy Giấy là một lớp mỏng, gồm các loại sợi xen-lu-lô; lig-nin và một số chất khác liên kết chặt chẽ với nhau. Các chất trên được pha chế theo tỷ lệ khác nhau cho ta các loại giấy khác nhau. Mức độ hư hại của giấy thay đổi theo tỉ lệ cấu thành nó. Ngày nay ta thường gặp các loại giấy: in báo, in typô, in bản đồ, giấy đánh máy, giấy vẽ kỹ thuật, giấy cản quang… Về nguyên tắc, loại giấy nào có thành phần xen-lu-lô càng cao thì giấy đó càng bền. Các loại giấy hiện nay có nhiều hoá chất, có độ axít cao có thể sẽ gây ra những phản ứng hoá học với các chất trong môi trường tự n...

Khắc phục lỗi scan bị sọc như thế nào

Đây là lỗi rất thường gặp khi scan tài liệu. Chúng tôi xin đưa ra một số cách để có thể xử lí tình huống đó. Khi scan bị sọc thì bạn kiểm tra xem mặt kính có bị trầy xước hay không? Khi scan rất nhiều người để các gáy sách quét lên mặt kính, điều này sẽ làm giảm chất lượng scan. Nếu bạn thấy có vết mờ thì có thể nhờ bộ phận kỹ thuật, cẩn thận mở 4 vít 4 bên và tháo mặt gương rồi vệ sinh bên trong. Nếu máy bị sọc nhiều thì do tuổi thọ đèn đã vượt quá giới hạn, điều này có thể khắc phục bằng cách liên hệ với các dịch vụ sửa chữa để họ thay cho bạn, tuy nhiên nếu máy giá trị không lớn dưới 2 triệu thì tốt nhất bạn nên mua máy mới. Đồ điện tử thì hạn chế sửa vì chi phí sửa và khấu hao cũng bằng tiền bạn mua máy mới. Chưa kể khi sửa nó có thể hư lại bất cứ lúc nào và khi dùng bạn cũng cảm thấy bất an.

Khắc phục kẹt giấy ở máy scan

(chothuemayscan) - Sử dụng máy scan bạn có thể gặp phải trường hợp máy scan bị kẹt giấy hoặc cuộn nhiều tời một lúc. Lỗi này rất đơn giản, bạn không cần phải gọi thợ mà có thể tự khắc phục được một cách dễ dàng như sau: Kiểm tra và điều chỉnh 2 thanh gạt ở khay nạp giấy cho vừa khớp với khổ tài liệu mà bạn cần scan. Điều chỉnh độ dài của khay thoát giấy đầu ra đủ khớp với độ dài của tài liệu mà bạn đang scan. Tài liệu mà bạn đang scan có vượt quá khổ giấy cho phép không: kích thước, định lượng giấy. Kiểm tra xem các bánh răng và máy scan có bị bám bụi không. Miếng cao su trên bộ phận ngắt giấy đã lắp đúng khớp chưa. Bộ phận ngắt và cuộn giấy đã lắp đúng vị trí chưa. Đảm bảo khay nạp giấy của bạn đang mở. Lấy tất cả các giấy bị kẹt ra khỏi máy Chúc các bạn thành công! Các bài biết liên quan khác: 5 cách giúp bạn bảo trì máy scan  Khắc phục lỗi scan bị sọc như thế nào? Khắc phục máy scan không cuộn giấy, không scan được Tác giả: chothuemayscan ...