Chuyển đến nội dung chính

Máy ảnh giá tốt hiện nay

Nikon D7000 + kit 18-105 VR 

Nikon D7000 là dòng sản phẩm thay thế cho mẫu máy ảnh tầm trung D90 trong dòng sản phẩm DSLR của Nikon. Máy được trang bị cảm biến CMOS 16,2MP cùng với vi xử lý Expeed 2 cho khả năng nhạy sáng cao, khử nhiễu tốt và hỗ trợ chụp ảnh RAW. 
Hệ thống lấy nét tự động 39 điểm, 9 điểm cross-type cùng với cảm biến đo sáng RGB 2.016 điểm cho khả năng lấy nét cực nhanh và chính xác ngay cả khi chủ thể ảnh di chuyển hay khi đang quay phim.
Khi ở chế độ quay, máy có thể tự động lấy nét và nhận dạng lên đến 35 khuôn mặt. Các đoạn phim quay được có thể hiệu chỉnh hay cắt trực tiếp trên máy. Pin EN-EL15 được thiết kế mới có thời lượng đạt 1.900mAh, tương đương với 850 tấm ảnh cho một lần sạc đầy.
Giá tham khảo: 13,2 triệu đồng
Fujifilm X-E1 + Kit 18-55mm

Theo Fujifilm, cảm biến này sẽ giúp ảnh được nét hơn vì đã loại bỏ bộ lọc khử răng cưa (optical low pass filter - OLPF). Một điểm đáng chú ý khác là X-E1 sở hữu hệ thống kính ngắm điện tử OLED 2,36 triệu điểm và khả năng giả lập màu ảnh film đặc biệt của Fujifilm. Thời lượng lượng pin chụp khoảng 350 tấm ảnh cho mỗi lần sạc ở điều kiện chụp bình thường.
Fujifilm X-E1 là mẫu máy ảnh không gương lật sử dụng ống kính rời thứ hai thuộc dòng X-Series của Fujifilm có mặt trên thị trường hồi cuối năm 2012. Máy được thiết kế theo phong cách hoài cổ với hai màu đen hoặc bạc cùng với đó là việc sắp sếp các phim bấm điều khiển hợp lý cho phép tiện lợi trong quá trình sử dụng. Máy ảnh X-E1 sử dụng cảm biến CMOS X-Trans 16,3MP.
Giá tham khảo: 20 triệu đồng
Sony A6000 + Kit 16-50mm

Ngoài ra, A600 còn sở hữu hệ thống lấy nét lai Fast Hybrid AF 179 điểm nhận diện theo pha kết hợp với hệ thống lấy nét nhận diện tương phản 25 điểm. Máy trag bị màn hình LCD 3 inch (921.000 điểm ảnh), kính ngắm điện tử OLED (1,44 triệu điểm ảnh) với độ phủ 100% khung ngắm. Máy ảnh này cũng sở hữu kết nối Wi-Fi, NFC cho phép chuyển hình ảnh và video nhanh qua các thiết bị di động bằng ứng dụng PlayMemories Camera Apps. A6000 sử dụng pin NP-FW50 có thời lượng chụp khoảng 350 tấm ảnh cho mỗi lần sạc.
Sony A6000 sở hữu cảm biến APS-C CMOS 24,3MP, chip xử lý BIONZ X thế hệ mới đã áp dụng trên dòng Alpha A7/A7R cho tốc độ lấy nét tự động nhanh. Máy ảnh cũng có thể chụp liên tiếp 11 khung hình/giây với chế độ lấy nét liên tục.
Giá tham khảo: 15 triệu đồng
Samsung NX30- Kit 18-55mm

Máy được trang bị hệ thống lấy nét lai theo pha (phase-detection) với 105 điểm, một điểm cross-type ở giữa, 247 điểm lấy nét tương phản. Màn trập có tốc độ lên tới 1/8.000 giây và khả năng chụp liên tiếp đạt 9 khung hình/giây.
Samsung NX30 sử dụng bộ cảm biến CMOS 20.3 MP kích thước APS-C (hệ số crop 1,5x) với bộ xử lý hình ảnh DRIMe IV hỗ trợ hỗ trợ ISO lên đến 25.600.
Samsung NX30 sử dụng màn hình AMOLED có khớp xoay nằm ở bên cạnh giống như chiếc Canon EOS 60D hay 70D. Đặc biệt sản phẩm này có thiết kế kính ngắm điện tử EVF độc đáo, tương tự như các mẫu máy quay phim khi người dùng có thể rút ra và lật lên cho phù hợp với góc nhìn. EVF sử dụng công nghệ OLED có độ phân giải lên đến 2,359 triệu điểm ảnh. NX30 hỗ trợ quay video chuẩn 1080/60p với tính năng chống rung kép, điều chỉnh mức âm thanh khi quay cũng như khả năng xuất video không nén qua cổng HDMI.
Giá tham khảo: 17 triệu đồng
Pentax K50 + Kit 18-135mm

Pentax
 K-50 trang bị bộ cảm biến ảnh CMOS 16,3MP, bộ xử lý ảnh PRIME Mmang đến khả năng chụp ảnh ở ISO cao lên đếm 5.100 và khả năng đọc dữ liệu ảnh khá nhanh. Pentax K-50 có module cảm biến SAFOX IXi+ đảm bảo việc lấy nét tự động tức thì, chính xác cao với 11 điểm. Về tính năng thì máy cũng có 19 chế độ cảnh chụp, bao gồm chế độ chụp chân dung ban đêm Night Scene Portrait, chế độ chụp động vật Pet và chế độ Backlight Silhouette...Điểm nổi bật đầu tiên của Pentax K50 là cho người dùng tự phối màu thân máy và báng cầm với tổng cổng 120 màu khác nhau, ngoài ra điểm khác biệt nữa chính là chiếc máy ảnh này có thể sử dụng được pin 3A bên cạnh pin lithium-ion chuẩn kèm theo máy.
Giá tham khảo: 16,5 triệu

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY HƯ HẠI TÀI LIỆU

Ngoài việc lưu trữ tài liệu bằng cách số hóa tài liệu lưu trong các bộ nhớ, thì việc lưu trữ bản gốc bằng giấy cũng rất quan trọng. Trong kho lưu trữ hiện nay, tài liệu lưu trữ có nhiều dạng: tài liệu giấy, tài liệu ảnh, tài liệu phim, tài liệu ghi âm… Tài liệu giấy chiếm khối lượng chủ yếu trong các lưu trữ cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đó là loại hình tài liệu truyền thống thường gặp trong các kho lưu trữ. a) Giấy Giấy là một lớp mỏng, gồm các loại sợi xen-lu-lô; lig-nin và một số chất khác liên kết chặt chẽ với nhau. Các chất trên được pha chế theo tỷ lệ khác nhau cho ta các loại giấy khác nhau. Mức độ hư hại của giấy thay đổi theo tỉ lệ cấu thành nó. Ngày nay ta thường gặp các loại giấy: in báo, in typô, in bản đồ, giấy đánh máy, giấy vẽ kỹ thuật, giấy cản quang… Về nguyên tắc, loại giấy nào có thành phần xen-lu-lô càng cao thì giấy đó càng bền. Các loại giấy hiện nay có nhiều hoá chất, có độ axít cao có thể sẽ gây ra những phản ứng hoá học với các chất trong môi trường tự n...

Khắc phục lỗi scan bị sọc như thế nào

Đây là lỗi rất thường gặp khi scan tài liệu. Chúng tôi xin đưa ra một số cách để có thể xử lí tình huống đó. Khi scan bị sọc thì bạn kiểm tra xem mặt kính có bị trầy xước hay không? Khi scan rất nhiều người để các gáy sách quét lên mặt kính, điều này sẽ làm giảm chất lượng scan. Nếu bạn thấy có vết mờ thì có thể nhờ bộ phận kỹ thuật, cẩn thận mở 4 vít 4 bên và tháo mặt gương rồi vệ sinh bên trong. Nếu máy bị sọc nhiều thì do tuổi thọ đèn đã vượt quá giới hạn, điều này có thể khắc phục bằng cách liên hệ với các dịch vụ sửa chữa để họ thay cho bạn, tuy nhiên nếu máy giá trị không lớn dưới 2 triệu thì tốt nhất bạn nên mua máy mới. Đồ điện tử thì hạn chế sửa vì chi phí sửa và khấu hao cũng bằng tiền bạn mua máy mới. Chưa kể khi sửa nó có thể hư lại bất cứ lúc nào và khi dùng bạn cũng cảm thấy bất an.

Khắc phục kẹt giấy ở máy scan

(chothuemayscan) - Sử dụng máy scan bạn có thể gặp phải trường hợp máy scan bị kẹt giấy hoặc cuộn nhiều tời một lúc. Lỗi này rất đơn giản, bạn không cần phải gọi thợ mà có thể tự khắc phục được một cách dễ dàng như sau: Kiểm tra và điều chỉnh 2 thanh gạt ở khay nạp giấy cho vừa khớp với khổ tài liệu mà bạn cần scan. Điều chỉnh độ dài của khay thoát giấy đầu ra đủ khớp với độ dài của tài liệu mà bạn đang scan. Tài liệu mà bạn đang scan có vượt quá khổ giấy cho phép không: kích thước, định lượng giấy. Kiểm tra xem các bánh răng và máy scan có bị bám bụi không. Miếng cao su trên bộ phận ngắt giấy đã lắp đúng khớp chưa. Bộ phận ngắt và cuộn giấy đã lắp đúng vị trí chưa. Đảm bảo khay nạp giấy của bạn đang mở. Lấy tất cả các giấy bị kẹt ra khỏi máy Chúc các bạn thành công! Các bài biết liên quan khác: 5 cách giúp bạn bảo trì máy scan  Khắc phục lỗi scan bị sọc như thế nào? Khắc phục máy scan không cuộn giấy, không scan được Tác giả: chothuemayscan ...